Bằng Hữu

Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Nghệ Thuật vị Nghệ ThuậtNghiêm Cấm Chính Trị

Latest topics

» lá vàng năm củ nay đâu
Tiểu Sử Tô Thức = 苏轼 I_icon_minitimeSun Jan 10, 2016 3:27 pm by Admin

» Album Tình Hững Hờ - Giao Linh
Tiểu Sử Tô Thức = 苏轼 I_icon_minitimeThu May 22, 2014 10:59 pm by Admin

»  Những ca khúc hay nhất của Giao Linh
Tiểu Sử Tô Thức = 苏轼 I_icon_minitimeThu May 22, 2014 10:58 pm by Admin

» THƠ TÌNH_SONGANCHÂU
Tiểu Sử Tô Thức = 苏轼 I_icon_minitimeThu May 22, 2014 10:56 pm by Admin

»  hương lài
Tiểu Sử Tô Thức = 苏轼 I_icon_minitimeSun Sep 29, 2013 10:02 pm by Admin

» vo de
Tiểu Sử Tô Thức = 苏轼 I_icon_minitimeSun Sep 29, 2013 10:01 pm by Admin

» Cải Lương Chuyện Tình Lan Và Điệp full
Tiểu Sử Tô Thức = 苏轼 I_icon_minitimeSun Aug 05, 2012 6:42 am by Admin

» LA SAU RIENG nguyen tuong Kim Cuong
Tiểu Sử Tô Thức = 苏轼 I_icon_minitimeSun Aug 05, 2012 6:40 am by Admin

» Tướng Cướp Bạch Hải Đường-FULL
Tiểu Sử Tô Thức = 苏轼 I_icon_minitimeSun Aug 05, 2012 6:38 am by Admin

Navigation

Affiliates


    Tiểu Sử Tô Thức = 苏轼

    avatar
    Admin
    Admin


    Monkey
    Posts : 378
    Join date : 2009-09-28
    Age : 55

    Tiểu Sử Tô Thức = 苏轼 Empty Tiểu Sử Tô Thức = 苏轼

    Post by Admin Tue Sep 29, 2009 2:48 am

    Tô Thức (Chữ Hán: 苏轼, 8/1/1037–24/8/1101), tự Tử Chiêm, một tự khác là Hòa Trọng, hiệu Đông Pha cư sĩ nên còn gọi là Tô Đông Pha, là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống.


    Thân thế
    Ông sinh ra tại Mi Sơn, Mi Châu, nay là địa cấp thị Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Ông nội Đông Pha tên là Tô Tự, cha ông là Tô Tuân (蘇洵, tự là Minh Doãn, 1009-1066), mẹ ông họ Trình (?-1057) và em trai là Tô Triệt (蘇轍, tự là Tử Do, 1039-1112). Ba cha con ông đều là những nhà thơ có tiếng.

    Đông Pha cưới vợ đầu là Vương Phất (1040-1065) nhỏ hơn ông ba tuổi, năm ông 18 tuổi (1055). Sau 3 năm tang cha, ông cưới vợ thứ hai là Vương Nhuận Chi (em họ của vợ đầu) vào tháng 6 năm 1068.

    Sự nghiệp văn thơ

    Đông Pha cùng cha và em là ba trong số tám đại văn hào lớn nhất (bát đại gia) Trung Quốc suốt bảy thế kỷ từ thế kỷ 7 đến 13. Ông giỏi cả cổ văn lẫn thơ, phú. Tất cả các tác phẩm của ông cộng lại khoãng 1 triệu chữ. Riêng về thi từ, ông có khoãng 1700 bài. Còn cổ văn của ông là "thiên hạ vô địch", cứ hạ bút là thành văn, không cần lập dàn ý, cứ như là "hành vân, lưu thủy". Âu Dương Tu mà hôm nào nhận được một bài văn của ông thì vui sướng cả ngày, còn vua Tống Thần Tông hay đọc bài của ông trong bữa ngự thiện, quên gắp cả thức ăn.

    Năm 1056-1057, Đông Pha cùng cha và em vượt suốt hai tháng qua miền núi non hiểm trở lên kinh (Khai Phong) đi thi. Họ đến Khai Phong tháng 5 năm 1056 và chờ kỳ thi cho đến mùa xuân năm sau. Kỳ thi do Âu Dương Tu làm chánh chủ khảo chú trọng đến việc tìm kẻ sĩ có tài trị dân, thể lệ thi gắt gao và đích thân vua Tống Nhân Tông chọn đầu bài. Bài thứ nhất hỏi về sử hoặc chính trị, bài thứ hai là bài về tứ thư, ngũ kinh, bài thứ ba là một bài phú luận về chính trị. Năm đó, Tô Tuân không ứng thí vì không muốn ganh đua với hai con, còn cả hai anh em Đông Pha đều đỗ cao, đề bài luận về chính trị là "Hình thưởng trung hậu chi chí luận" (luận về sự trung hậu rất mực trong phép thưởng phạt).

    Cuối năm 1059 đầu năm 1060, hết tang mẹ, Đông Pha cùng cha và em mất 4 tháng vượt 2.000 cây số quay trở lại kinh để dự thi. Trên đường đi Đông Pha và Tử Do làm được khoảng 200 bài thơ. Cũng như lần trước, Tô Tuân không ứng thí.

    Năm 1061, làm quan ở Thiểm Tây, cùng nhân dân ở đó cầu được mưa, ăn mừng, ông làm bài "Kỉ vũ đình kí" rất nổi danh.

    Năm 1071, trên đường Đông Pha rời kinh đi Hàng Châu, ông làm được rất nhiều bài thơ, bài từ. Ông ghé thăm em Tử Do (đang làm chức giáo thụ) ở Trần Châu, rồi hai anh em đi thăm Âu Dương Tu ở gần đó. Ông cùng vợ con đến Hàng Châu ngày 28 tháng 11 năm 1071. Trong suốt thời gian làm quan ở Hàng Châu, ông làm đủ thể loại thơ tả cảnh, tà tình, tả sự đau xót khi thi hành án, thơ trào phúng. Ông làm bạn với các nhà sư, đọc sách Phật. Ông rất thích ca nhi, buổi tiệc nào ông cũng có họ. Các ca nhi này quay quanh ông để ca hát và xin ông đề thơ lên quạt giấy. Do phong cảnh Hàng Châu đẹp và không khí ca nhạc tưng bừng, ông để ý tới thể từ, cải cách nó và nổi danh thành một Từ gia bậc nhất đời Tống.

    Sự nghiệp chính trị
    Đông Pha là một nhà chính trị theo Cựu đảng do Tư Mã Quang cầm đầu. Ông là người chỉ trích mạnh mẽ nhất tân pháp của Tân đảng do Vương An Thạch cầm đầu. Ông là người theo đạo Phật, có lòng từ bi và rất mực yêu thương nhân dân, không tham ô hối lộ. Ông là người có tính cương trực, ít giữ mồm giữ miệng, có gì nói đấy nên sự nghiệp chính trị của ông đầy sóng gió.

    Năm 1057, sau khi thi đậu, mẹ ông mất, ông phải cùng cha và em chịu tang, không lĩnh chức vụ gì hết. Năm 1060, Đông Pha nhận được một chức quan nhỏ là chủ bạ huyện Phúc Xương tỉnh Hà Nam. Năm 1061, nhậm chức Thiêm phán phủ Phượng Tường tỉnh Thiểm Tây. Năm 1065, vào làm việc ở Sử quán có cơ hội đọc những sách quí và các danh họa tàng trữ ở bí thư các. Năm 1066, cùng em là Tử Do xin nghỉ việc quan lo tang cho cha. Họ phải bỏ gần một năm, vượt mấy nghìn cây số để đưa quan tài cha về quê nhà chôn cất. Năm 1069, Đông Pha trở lại kinh thành nhận chức Giám quan. Suốt những năm sau đó ông cùng em đả kích mạnh mẽ các chính sách cải cách của Tân đảng như "Phép Thị Dịch", "Phép Mộ Dịch" do thừa tướng Vương An Thạch thi hành. Có lần Đông Pha bị người nhà của Vương An Thạch vu oan là lạm dụng quyền lực cướp tiền dân mua bát đĩa. Vua Thần Tông không nghe lời dèm pha mà giáng chức Đông Pha, nhưng chuyển ông ra Hàng Châu. Từ đó, Tân đảng lần lần nắm hết quyền hành trong triều, nhưng do hấp tấp thi hành các chính sách, sau khi đem quân đánh thua các nước Tây Hạ, Liêu và Đại Việt (2 lần thua Lý Thường Kiệt năm 1075, 1076), Vương An Thạch bị cắt chức và sự nghiệp chính trị bị chấm dứt. Năm 1071, Đông Pha làm quan ở Hàng Châu.

    Nhà thư pháp

    Đông Pha là một nhà thư pháp có bút pháp liệt vào hàng nổi tiếng và có giá trị nhất.

    Họa sĩ nổi tiếng

    Đông Pha là một họa sĩ nổi tiếng về vẽ trúc và núi. Năm 1065, vào làm việc ở Sử quán có cơ hội đọc những sách quí và các danh họa tàng trữ ở bí thư các.

    Một số tác phẩm tiêu biểu

    Những tác phẩm của ông gồm có: Tiền Xích Bích phú (前赤壁賦), Hậu Xích Bích phú (hai bài phú này là hai viên ngọc của cổ văn Trung Hoa), Kỉ Vũ Đình ký...

    Thủy Điệu Ca
    Minh nguyệt kỉ thời hữu?
    Bả tửu vấn thanh thiên:
    "Bất tri thiên thượng cung khuyết,
    Kim tịch thị hà niên?"
    Ngã dục thừa phong qui khứ,
    Hựu củng huỳnh lâu ngọc vũ,
    Cao xứ bất thăng hàn.
    Khởi vũ lộng thanh ảnh,
    Hà tự tại nhân gian!

    Chuyển chu các,
    Ðê ỷ hộ,
    Chiếu vô miên,
    Bất ưng hữu hận,
    Hà sự trường hướng biệt thời viên?
    Nhân hữu bi hoan li hợp,
    Nguyệt hữu âm tình viên khuyết,
    Thử sự cổ nan toàn.
    Ðãn nguyện nhân trường cửu,
    Thiên lý cộng thiền quyên.
    Bản dịch
    Mấy lúc có trăng thanh?
    Cất chén hỏi trời xanh:
    "Cung khuyết trên chính từng,
    Ðêm nay là đêm nào?"
    Ta muốn cưỡi gió bay lên vút,
    Lại sợ lầu quỳnh cửa ngọc,
    Trên cao kia lạnh buốt.
    Ðứng dậy múa giỡn bóng,
    Cách biệt với nhân gian!

    Trăng quanh gác tía,
    Cuối xuống cửa son,
    Dòm kẻ thao thức,
    Chẳng nên ân hận,
    Sao cứ biệt li thì trăng tròn?[1]
    Ðời người vui buồn li hợp,
    Trăng cũng đầy vơi mờ tỏ,
    Xưa nay đâu có vạn toàn.
    Chỉ nguyện đời ta trường cửu,
    Bay ngàn dặm cùng với thuyền quyên.[2]
    Dịch thuật: Nguyễn Hiến Lê

    Khái niệm chủ yếu
    "Hắc phong bạch vũ" (Gió đen, mưa trắng) - Tô Thức viết trong bài "Hữu mỹ đường bạo vũ" (有美堂暴雨): Thiên ngoại hắc phong xuy hải lập, Chiết Đông phi vũ quá giang lai (天外黑風吹海立、浙東飛雨過江來), nghĩa là "Từ trời xa xôi, thổi cơn gió đen đứng trên biển, từ Chiết Đông bay qua mưa về sông". Và viết trong bài "Vọng hồ lâu" (望湖樓): Bạch vũ khiêu châu loạn nhập thuyền (白雨跳珠亂入船), nghĩa là "Mưa trắng vào trong thuyền và làm cho ngọc trai nhảy loạn".
    "Mã nhĩ đông phong" (Tai ngựa, gió đông) - Trong bài "Sáu lời với trưởng quan Hà" (和何長官六言), Tô Thức viết: Thuyết hướng thị triều công tử, hà thù mã nhĩ đông phong? (說向市朝公子、何殊馬耳東風), nghĩa là "Lời nói cho công tử triều đình, như gió xuân thổi qua tai ngựa thì có gì lạ?".
    "Ám tống thu ba" (Gửi ngầm sóng thu) - Trong bài "Bách bộ hồng" (百步洪), Tô Thức viết: Giai nhân vị khẳng hồi thu ba (佳人未肯回秋波), nghĩa là "Người đẹp chưa muốn quay mắt long lanh".
    avatar
    Admin
    Admin


    Monkey
    Posts : 378
    Join date : 2009-09-28
    Age : 55

    Tiểu Sử Tô Thức = 苏轼 Empty Re: Tiểu Sử Tô Thức = 苏轼

    Post by Admin Tue Sep 29, 2009 2:55 am


    Lão Tô: Tô Đông Pha
    老蘇:蘇東坡



    Lão: Già, ông già. Tô: họ Tô.

    Lão Tô là ông già họ Tô. Đó là ông Tô Đông Pha, một Nho gia lỗi lạc vào thời nhà Tống bên Tàu.

    Ông là người nổi nhất trong số Bát Đại gia thời đó, vì văn thơ của ông rất hay, rất phong phú, khoáng đạt, còn tư tưởng và tánh tình thì cũng phức tạp nhất.

    Bát Đại gia là 8 văn hào lớn mà trong đó có ba người là thuộc gia đình họ Tô, gồm:

    Tô Tuân (1009-1066)
    Tô Thức (1037-1101) (Tô Đông Pha)
    Tô Triệt (1039-1112) (Tử Do).

    Tô Tuân là cha của Tô Thức và Tô Triệt.

    Số năm Đại gia còn lại là: Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên, Âu Dương Tu, Vương An Thạch, Tăng Củng.

    Tiểu sử của Tô Đông Pha:

    Tô Thức, tự là Tử Chiêm, hiệu là Đông Pha, sanh ngày 19-12-Bính Tý (1037) tại huyện Mi Sơn, quận Mi Châu, tỉnh Tứ Xuyên. Thuở nhỏ, hai anh em Tô Thức và Tô Triệt học rất thông minh, có tài ngang nhau, mỗi người một vẻ, anh Tô Thức thì vui vẻ khoáng đạt, em Tô Triệt thì nghiêm cẩn, ít nói.

    Khi hai anh em có đủ sức học để lên kinh đô dự thi Tiến Sĩ thì gia đình lo cưới vợ cho họ trước ở quê nhà, để khi thi đậu thì khỏi lo các nhà thế phiệt ở kinh đô kêu gả con bắt rể.

    Sau hai tháng vất vả đi qua miền núi non Tứ Xuyên đất Thục, đến tháng 5 năm 1056, ba cha con họ Tô mới tới kinh đô, ở trọ trong chùa Hưng Quốc.

    Kỳ thi Tiến Sĩ năm 1057, Âu Dương Tu làm Chánh Chủ khảo, hai anh em Tô Thức và Tô Triệt đều đậu cao. Năm đó, Tô Thức được 22 tuổi và Tô Triệt được 20 tuổi. Hai anh em được vua Tống Nhân Tôn khen ngợi: "Hôm nay, Trẫm đã tìm được hai vị Tể Tướng sau nầy cho con cháu của Trẫm."

    Vua Nhân Tôn băng, Anh Tôn lên nối ngôi, rất trọng văn tài của Tô Thức, muốn đặc cách thăng chức Hàn Lâm để thảo các tờ chiếu, dụ, nhưng Tể Tướng Hàn Kỳ ngăn cản, nói rằng, Tô Thức còn quá trẻ, chờ lúc tài năng già dặn rồi sẽ giao, nên bổ Tô Thức vào làm trong Sử Quán.

    Vợ của Tô Thức mất, sau đó Tô Tuân cũng đau bịnh và mất. Tô Thức (Đông Pha) và Tô Triệt (Tử Do) tạm xin nghỉ việc quan để đưa hai quan tài về quê là Mi Sơn an táng.

    Khi mãn tang, Tô Thức tục huyền với cô em họ của vợ là nàng Vương Nhuận Chi.

    Lúc đó, vua Tống Anh Tôn bổ Vương An Thạch làm Tể Tướng, chủ trương Tân Pháp, lập ra Tân Đảng, áp dụng chánh sách mới để làm quốc gia hưng thịnh. Tô Thức (Tô Đông Pha) và Tô Triệt (Tử Do) thì theo Cựu Đảng, đối lập với Tân Đảng.

    Giữa Tô Đông Pha và Vương An Thạch có một giai thoại lý thú sau đây:

    Đông Pha đọc thơ của Vương An Thạch, thấy 2 câu:

    Minh nguyệt sơn đầu khiếu,
    Hoàng khuyển ngọa hoa tâm.

    Đông Pha chê là vô lý, bởi vì: trăng sáng mà sao lại hót ở đầu núi, còn con chó vàng sao lại nằm trong lòng hoa được?

    Do nghĩ như vậy nên Đông Pha lấy bút sửa chữ KHIẾU ra chữ CHIẾU, sửa chữ TÂM thành chữ ÂM, thành ra:

    Minh nguyệt sơn đầu chiếu,
    Hoàng khuyển ngự hoa âm.
    Nghĩa là: Trăng sáng chiếu ở đầu núi,
    Chó vàng nằm dưới bóng hoa,

    Sau đó, Tô Đông Pha bị đổi tới một miền ở phía Nam nước Tàu, nơi đó, Đông Pha thấy một loài chim tên là Minh Nguyệt, và một loài sâu tên là Hoàng khuyển. Lúc đó, Đông Pha nhớ trực lại hai câu thơ của Vương An Thạch, có nghĩa là:

    Con chim Minh Nguyệt kêu ở đầu núi,
    Con sâu Hoàng khuyển nằm giữa đóa hoa.

    Đông Pha hối hận là mình đã sửa bậy, và tự biết kiến thức của mình còn kém họ Vương rất nhiều.

    Trong triều đình lúc đó, phe Cựu Đảng có Tư Mã Quang cầm đầu, chống lại phe Tân Đảng của Vương An Thạch. Tô Đông Pha thường chỉ trích Tân pháp nên bị phe Tân Đảng đẩy ra khỏi kinh đô, đến xứ Hàng Châu.

    Hết hạn 3 năm ở Hàng Châu, Tô Đông Pha xin đổi lên tỉnh Sơn Đông để sống gần gũi với em là Tử Do (Tô Triệt).

    Sau đó, Tô Đông Pha lại xin đổi sang Từ Châu, ở phía đông kinh đô. Danh tiếng của Tô Đông Pha ở Từ châu mỗi ngày một nổi. Khi Âu Dương Tu mất, Tô Đông Pha được xem là sao Bắc đẩu trên văn đàn.

    Tô Đông Pha bị phe Tân Đảng ghen ghét, gièm siểm, trích ra vài câu thơ của Tô để kết tội khi quân. Vua Anh Tôn nghe theo, biếm Đông Pha làm một chức quan nhỏ ở Hoàng Châu, không được hưởng bổng lộc. Quan địa phương cấp cho ông một khu đất hoang ở dốc phía đông của thị trấn, gọi là Đông Pha, cách thị trấn chừng hai dặm. Tô cất nhà ở nơi sườn dốc, nên mới lấy hiệu là Đông Pha, rồi phải tự lo làm ruộng nuôi sống gia đình.

    Tháng 3 năm 1084, Tô Đông Pha được vua cho phép về ở nơi Nhữ Châu, gần kinh đô.

    Lúc đó, nhà vua nhận thấy Tân Pháp không đem lại khả quan cho đất nước, nên nhà vua trở lại dùng Cựu Đảng, đưa Tư Mã Quang lên làm Tể Tướng.

    Vua Thần Tôn băng, Triết Tôn lên nối ngôi mới có 9 tuổi, nên Thái Hậu phải ra nhiếp chánh, gọi Tô Đông Pha về triều, phong chức Hàn Lâm Đại Học Sĩ, năm sau lãnh chức Thị Độc, giảng sách cho vua Triết Tôn nghe.

    Tháng 3 năm1089, Đông Pha được phong chức Long Đồ Các Học Sĩ, làm Thái Thú Hàng Châu, cai trị 6 tỉnh miền đó.

    Cuối năm 1092, Tô Đông Pha được vời về kinh đô lãnh chức Binh Bộ Thượng Thư, rồi sau đó là Lễ Bộ Thượng Thư.

    Vua Triết Tôn lại bỏ Tư Mã Quang, dùng Chương Đôn làm Tể Tướng. Chương Đôn theo Tân Đảng, lại là tên gian thần, tìm cách tiêu diệt Cựu Đảng.

    Tô Đông Pha biết tai họa sắp rơi xuống mình nên xin đổi ra Định Châu, một nơi nghèo khổ ở phương Bắc, nhưng vẫn không tránh khỏi tai họa. Chương Đôn tâu vua Triết Tôn là Đông Pha khi xưa làm thơ có ý phỉ báng Tiên đế, Triết Tôn nghe theo và đày Tô Đông Pha xuống đảo Hải Nam. Năm đó, họ Tô được 57 tuổi. Còn Tử Do thì bị đày xuống Lôi Châu, một bán đảo đối diện với đảo Hải Nam.

    Tháng giêng năm 1100, vua Triết Tôn băng, em là Huy Tôn lên nối ngôi. Thái Hậu, vợ của vua Thần Tôn, thính chánh.

    Bà ra lệnh ân xá hết các quan thuộc Cựu Đảng.

    Tô Đông Pha được trở về Nam Kinh, muốn mua nhà ở tại Thường Châu vì phong cảnh nơi đó thích hợp với ông, nhưng em ruột là Tử Do mời Ông đến ở chung tại Dĩnh Châu.

    Ngày 14-7 âm lịch, năm 1101, Tô Đông Pha bị bệnh và mất, hưởng thọ 64 tuổi.

    Về sau, vua Hiến Tông thời Nam Tống phong tặng cho Tô Đông Pha là Văn Trung Công.

    Sự nghiệp Văn chương:

    Tô Đông Pha sáng tác rất nhiều thơ văn: 4000 bài thơ, 300 bài từ, còn tản văn thì có nhiều bài hay.

    Tác phẩm của ông lưu lại có:

    Đông Pha Văn Tập 60 quyển,

    Đông Pha Thi Tập 25 quyển,

    Đông Pha Từ 1 quyển,

    Cửu Trì Bút Ký 2 quyển,

    Đông Pha Chí Lâm 5 quyển.

    Ngoài ra, Tô Đông Pha nhớ lời dặn của cha là Tô Tuân lúc lâm chung, ông viết tiếp cuốn Dịch Truyện mà Tô Tuân đã viết còn dang dở, rồi ông viết thêm những cuốn như: Luận Ngữ Thuyết, Thư Truyện để truyền bá đạo Nho.

    Tô Đông Pha hoàn toàn theo học thuyết của Đức Khổng Tử, nhưng nghệ thuật của ông lại chịu ảnh hưởng của Lão Trang. Do đó, văn của ông như hành vân lưu thủy, hùng vĩ mà khoáng đạt, không chịu sự trói buộc nào cả.

    Tô Đông Pha chẳng những giỏi về thơ văn, từ, phú mà tài vẽ của ông cũng rất nổi tiếng, lại thông cả âm nhạc. Thật là một Thiên tài trác tuyệt.

    Tô Đông Pha cũng rất hâm mộ Đạo Phật và ông cũng tự xem mình như một Phât tử. Ông thường đàm luận thân mật với các thiền sư. Sách Thiền tông lục có chép một câu chuyện về tánh Ngã mạn của Tô Đông Pha:

    Đông Pha có một thiền sư thân tình là Phật Ấn, ông nầy rất lỗi lạc. Chùa của Phật Ấn ở bờ tây sông Dương Tử, trong khi nhà của Đông Pha ở bờ phía đông. Một hôm, Đông Pha đi thuyền sang thăm Phật Ấn, nhưng không có thiền sư ở nhà. Đông Pha bèn viết lên một miếng giấy mấy chữ có ý bông đùa: Tô Đông Pha là một Phật tử vĩ đại mà dù có 8 ngọn gió thổi cũng chẳng động được.

    Phật Ấn về, thấy tờ giấy của Đông Pha viết như thế, sư mỉm cười và viết thêm: Nhảm nhí ! Những gì mà ông vừa viết chẳng hơn một phát rắm.

    Sư Phật Ấn sai đệ tử đem tờ giấy đó qua trả cho Đông Pha. Tô Đông Pha thấy thiền sư Phật Ấn lăng mạ mình thì nổi giận, tức tốc đi thuyền qua sông để hỏi Phật Ấn. Khi Đông Pha qua tới, thấy Phật Ấn liền la lên:

    - Ông có quyền gì mà thóa mạ tôi bằng lời lẽ như vậy? Quen biết tôi lâu ngày mà chẳng lẽ ông mù quáng đến thế sao?

    Phật Ấn lặng lẽ quan sát họ Tô rồi mỉm cười nói:

    - Tô Đông Pha, một Phật Tữ vĩ đại mà 8 ngọn gió không lay động được, thế mà giờ đây chỉ một phát rắm cũng đủ thổi ông ta bay qua sông đến tận bờ bên nầy.

    Tô Đông Pha nghe lời nói đó xong thì bất ngờ, đứng sửng khá lâu và tỉnh ngộ.

    Đó là thiền sư Phật Ấn dùng cái mưu chước ấy để thức tỉnh Tô Đông Pha về cái tánh Ngã mạn của mình, để họ Tô đến gần với giáo lý của Phật.

    TNHT: Phong Thần đừng tưởng chuyện mờ hồ,
    Giữa biển ai từng gặp Lão Tô.

    TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.




      Current date/time is Mon May 20, 2024 1:47 am